Hệ thống phòng cháy chữa cháy vì sao rất quan trọng?
10/04/2023 1430Phòng cháy chữa cháy (PCCC) tên tiếng anh là Fire Fighting and Prevention.
Đây là một tổ hợp các hoạt động, thiết bị báo cháy, thiết bị chữa cháy giúp ngăn chặn hoặc xử lý hỏa hoạn nếu có xảy ra.
Như vậy, hệ thống PCCC chính là tổng hợp các biện pháp kĩ thuật, các thiết bị nhằm cảnh báo, loại trừ hoặc hạn chế tối đa các nguy cơ xảy ra cháy, nổ, tạo điều kiện cho thuận lợi cho công tác cứu người và tài sản.
Hiện nay, hệ thống thiết bị PCCC được trang bị ở hầu hết các công trình, từ công trình nhà ở dân cư, đến khu chung cư, đến nhà máy, kho hàng…
Hệ thống phòng cháy chữa cháy bao gồm những thiết bị gì?
Hệ thống báo cháy
Hệ thống báo cháy gồm tập hợp các thiết bị có nhiệm vụ phát hiện và báo động sớm khi có tai nạn cháy nổ xảy ra.
Quá trình báo động sớm cực kì quan trọng và cần thiết, giúp con người có nhiều thời gian tiến hành các hoạt động đối phó cần thiết như bố trí lực lượng chữa cháy, sơ tán dân cư, bảo vệ đồ đạc,…
Việc phát hiện ra cháy nổ có thể được tự động hóa và các thiết bị phải hoạt động 24/24 giờ để đưa ra những cảnh báo kịp thời.
Trong đa số các hệ thống phòng cháy, chữa cháy, thiết bị báo cháy còn giúp kích hoạt hệ thống chữa cháy hoạt động ngay sau đó.
Hệ thống chữa cháy
Đi cùng mộ hệ thống báo cháy chính là các hệ thống chữa cháy được lắp đặt đầy đủ và đúng quy định của pháp luật.
Hiện nay, ở Việt Nam và trên thế giới đang sử dụng các hệ thống chữa cháy cơ bản như: hệ thống sprinkler sử dụng nước, hệ thống chữa cháy bằng bọt (bình chữa cháy bột, bình chữa cháy bọt Foam), hệ thống chữa cháy khí (bình chữa cháy CO2),… Mỗi loại lại có một kiểu thiết kế và các thiết bị đi kèm tương ứng.
Sự cần thiết của việc thi công – lắp đặt hệ thống PCCC
Các công trình nhà ở, chung cư, cao ốc đua nhau mọc lên san sát, thì việc lắp đặt các hệ thống PCCC càng đóng vai trò quan trọng.
Việc lắp đặt hệ thống PCCC là điều cần thiết giúp chúng ta chủ động đề phòng, cảnh báo, xử lý đám cháy một cách nhanh nhất.
Khi trang bị một hệ thống PCCC khép kín, tự động sẽ mang lại tâm lý an toàn cho con người khi biết mình đang được bảo vệ.
Việc bảo trì bảo dưỡng cũng được kiểm tra định kỳ, không tiêu tốn các khoản phụ khác hoặc phải huy động nhiều người thường trực.
Nguyên tắc thi công PCCC
Tuân thủ quy định, tiêu chuẩn TCVN 3890:2009
Trên hết, công tác thi công lắp đặt PCCC phải đảm bảo các quy định, tiêu chuẩn TCVN 3890:2009 đã đề ra:
- Hệ thống báo cháy sau khi thi công PCCC phải phát ra tính hiệu nhanh chóng theo từng chức năng khi có hỏa hoạn xảy ra. Tín hiệu báo động phát ra phải chuyển đi rõ ràng.
- Thiết bị báo cháy ngoài chức năng thông báo chính xác vị trí cháy còn có thể đo lường được một số thông số về cháy ở khu vực được lắp đặt như nhiệt độ, nồng độ khói…
- Tư vấn thiết kế PCCC bằng khí phải luôn tính đến sự an toàn cho người, luôn phòng bị những phương án di chuyển ra khỏi khu vực cháy. Hạn chế sự tiếp xúc của con người sau khi đã xả khí (trừ tình huống phải cứu nhanh người bị nạn)
Đảm bảo an toàn cho người cuối cùng
Thi công lắp đặt PCCC tự động phải dự tính thời gian thoát nạn, đảm bảo an toàn cho đến người cuối cùng thoát ra khỏi khu vực, vùng nguy hiểm trước khi tự động xả chất chữa cháy.
Hệ thống chữa cháy tự động cũng phải được trang bị thêm bộ điều khiển bằng tay để dự tính cho những trục trặc xảy ra khi hệ thống tự động không hoạt động được vẫn có phương án dự phòng.
Đối với chữa cháy bằng nước, họng chờ phải được lắp đặt ở phía ngoài nhà. Khi có sự cố cháy xảy ra còn tiếp nước kịp thời cho xe bơm hay máy bơm chữa cháy tự động.
Quy trình thi công – lắp đặt hệ thống PCCC
Với mỗi một công trình thi công – lắp đặt hệ thống PCCC, An Gia đều thực hiện nghiêm ngặt theo tuần tự các bước trong quy trình nhằm đảm bảo tiến độ thi công hiệu quả với chủ đầu tư.
Tùy theo từng công trình sẽ có bản thiết kế khác nhau, thiết kế xây dựng khác nhau đòi hỏi lắp đặt một hệ thống PCCC sao cho phù hợp với quy mô, lĩnh vực sản xuất của chủ đầu tư.
Tuy nhiên, các bước cơ bản sẽ bao gồm:
- Tiếp nhận thông tin công trình từ chủ đầu tư, khảo sát và đánh giá, phân loại công trình PCCC
- Tiến hành khảo sát thực tế tại hiện trường
- Trao đổi thông tin và nhu cầu mong muốn của khách hàng, ra bản vẽ thiết kế thi công hệ thống PCCC
- Tiến hành thẩm duyệt thiết kế hệ thống PCCC với các cơ quan có thẩm quyền
- Lập dự toán về chi phí lắp đặt hệ thống PCCC.
- Lập tiến độ và kế hoạch thi công công trình.
- Khởi động dự án tại công trường
- Đề xuất vật tư, nhập vật tư về công trường
- Thi công lắp đặt hệ thống PCCC theo bản vẽ thiết kế đã được công an thẩm duyệt
- Kiểm tra, rà soát, vận hành các hạng mục trước khi bàn giao.
- Nghiệm thu giai đoạn, tiến độ thi công công trình
- Chuyển giao công nghệ cho kỹ thuật cho chủ đầu tư.
- Nghiệm thu hoàn thành với chủ đầu tư, công an, nhà thầu thi công, đưa vào sử dụng
- Bảo hành theo hợp đồng và kết thúc dự án
Những lưu ý khi thi công lắp đặt hệ thống PCCC
Trước khi thi công, các nhà thầu thi công PCCC phải thực hiện nghiêm ngặt việc kiểm tra chất lượng vật tư vào công trình.
Khi bắt đầu thi công, trong suốt quá trình, hệ thống PCCC phải được triển khai đúng theo bản thiết kế trước đó và được các cơ quan có thẩm quyền duyệt, cũng như phải đạt tiêu chuẩn Việt Nam.
Nhà thầu thi công PCCC phải ghi nhật ký công trình theo biểu mẫu của nhà nước một cách đầy đủ, chi tiết.
Mọi vật tư, thiết bị sử dụng để lắp đặt cần được duyệt mẫu và chấp thuận.
Trong mỗi giai đoạn thi công lắp đặt PCCC đều phải nghiệm thu cẩn thận.
Trước khi san lấp phần thiết bị khuất cần kiểm tra, có biên bản nghiệm thu, có xác nhận của các bên có liên quan.
Mọi thiết bị cần được chạy thử trước khi đưa vào lắp đặt (nghiệm thu lắp đặt tĩnh,chạy thử đơn động không tải, chạy thử đơn động có tải, chạy thử liên động có tải…).
Làm thế nào để chọn một nhà thầu thi công PCCC uy tín?
Lựa chọn một nhà thầu PCCC toàn diện
Lựa chọn một nhà thầu PCCC toàn diện có nghĩa là tất cả các hệ thống báo cháy và chữa cháy được lắp đặt bởi cùng một nhà thầu.
Họ sẽ lên phương án xử lý mọi thứ từ lắp đặt hệ thống phun nước chữa cháy đến hệ thống báo cháy và cuối cùng là hệ thống chữa cháy.
Khi được đồng bộ hoàn toàn, bạn sẽ không phải gặp rắc rối nào liên quan đến việc vận hành các hệ thống PCCC cho cả công trình.
Tiết kiệm thời gian thương thảo và thi công
Một nhà thầu PCCC uy tín sẽ đảm nhận lắp đặt toàn bộ tất cả các hệ thống PCCC trong công trình của bạn từ A – Z.
Chỉ với một nhà thầu PCCC chuyên nghiệp, bạn có thể đưa ra thời hạn cuối cùng cho họ và để các chuyên gia lắp đặt tất cả các thiết bị PCCC cần thiết cho sự an toàn của tòa nhà.
Bảo trì liên tục và dễ dàng
Bảo trì thường xuyên là chìa khóa để đảm bảo hệ thống PCCC của bạn hoạt động tốt.
Điều quan trọng không kém là người quản lý cơ sở biết phải gọi ai trong trường hợp khẩn cấp.