Xây nhà trọn gói cũng nhất định phải biết về các loại móng nhà
06/05/2024 214Móng nhà là yếu tố quan trọng nhất khi chúng ta xây một ngôi nhà. Móng bộ rễ của cái cây có nhiệm vụ nâng đỡ cả công trình, quyết định đến độ bền vững, thời gian sử dụng và giá thành của ngôi nhà.
Móng là phần chịu tải trọng tĩnh, động của toàn bộ công trình truyền xuống và phân tán tải trọng này xuống nền.
Việc chọn loại móng cho phù hợp với vị trí địa hình địa chất tại ví trí làm nhà nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho công tình không bị lún, nứt hay đổ vỡ.
Căn cứ vào tính chất tầng đất và tải trọng, chiều cao công trình mà kỹ sư sẽ quyết định sử dụng loại móng nào cho phù hợp và đảm bảo an toàn.
Chẳng hạn, với những công trình nhà ở quy mô nhỏ, thấp tầng như nhà cấp 4, biệt thự hay nhà phố thì phần nền móng không cần quá phức tạp, trừ khi nền đất quá yếu.
Những công trình cao tầng như cao ốc, nhà chung cư thì phần nền móng sẽ phức tạp hơn rất nhiều từ khâu thiết kế cho tới thi công.
Phân loại móng dựa theo độ nông, sâu
Móng nông và móng sâu dựa trên độ sâu của móng so với mặt nền nhà.
MÓNG NÔNG
Móng nông được xây trên hố móng đào trần, sau đó lấp lại.
Thông thường, độ sâu chôn móng khoảng dưới 1,5-3m nhưng cũng có trường hợp đặc biệt lên tới 5-6m.
Móng nông được sử dụng cho các công trình chịu tải nhỏ và trung bình với nền đất tương đối tốt, nếu nền móng yếu thì có thể gia cố nền.
Các loại móng nông
Móng đơn
Móng đơn (móng cột, đế cột, móng trụ, móng độc lập) là loại móng đỡ một cột hoặc gồm một cụm cột đứng sát nhau, có tác dụng chịu lực cho công trình.
Móng đơn được sử dụng dưới chân cột nhà, mố trụ cầu, cột điện…
Loại móng này nằm riêng lẻ, có thể là hình chữ nhật, hình vuông, tròn hay tám cạnh…
Móng đơn có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp.
Đây cũng là loại móng tiết kiệm chi phí nhất.
Móng băng
Móng băng (móng liên tục) thường có dạng một dải dài, nằm độc lập hoặc giao cắt với nhau theo hình chữ thập để nâng đỡ hàng cột hay tường.
Móng băng được ứng dụng phổ biến trong xây dựng nhà hơn cả vì nó lún đều và dễ thi công hơn so với móng đơn.
Móng băng ở hồi nhà phải dùng loại tốt hơn móng băng ở tường ngăn hay dọc nhà.
Khi thi công nếu đặt móng băng cùng chiều sâu, thì phải làm móng băng ở hồi rộng hơn.
Trong xây dựng nhà, móng băng có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp.
Móng bè
Móng bè (móng bản, móng toàn diện) trải rộng dưới toàn bộ công trình nhằm làm giảm áp lực của công trình trên nền đất.
Móng bè thường được sử dụng ở nơi có nền đất yếu, sức kháng nén yếu hoặc dùng cho những công trình quá lớn, chịu tải trọng nặng.
MÓNG SÂU
Móng sâu là loại móng không cần đào hố móng hoặc chỉ cần đào một phần, sau đó hạ, đưa móng xuống độ sâu thiết kế.
Móng sâu phù hợp với những công trình có tải trọng lớn nhưng nền đất tốt nằm ở tầng sâu. Móng sâu thường được hiểu là móng cọc.
Các loại móng sâu
Móng cọc
Là loại móng gồm có cọc và đài cọc, người ta sẽ đóng, hạ những cây cọc xuống tầng đất sâu để truyền tải trọng của toàn bộ công trình xuống nền đất tốt bên nằm sâu bên dưới.
Trước kia, ở Việt Nam, cọc tre và cọc cừ tràm được sử dụng khá phổ biến như một biện pháp gia cố nền đất dưới công trình.
Ngày nay, cọc bê tông cốt thép trở nên phổ biến hơn nhờ chịu được tải trọng lớn và bền vững.
Các loại móng theo cách chế tạo: móng lắp ghép và móng đổ toàn khối.
Móng lắp ghép
Loại móng này có các cấu kiện được được chế tạo sẵn, sau đó được vận chuyển đến công trường để lắp ghép.
Móng lắp ghép có chất lượng tốt và được cơ giới hóa nhưng không được sử dụng phổ biến bởi quá trình vận chuyển tương đối phức tạp.
Móng đổ toàn khối
Vật liệu chính của móng đổ toàn khối là bê tông đá hộc, bê tông cốt thép và bê tông, sử dụng phổ biến cho nhiều loại công trình.